Quy hoạch Lâm Viên
Định hướng tôn tạo Lâm viên
Phải giữ được tính chất ban đầu của Lâm viên, là lá phổi xanh của thành phố. Tổng lượng cây xanh sau khi thực hiện dự án sẽ phải lớn hơn tổng lượng cây xanh trước khi thực hiện dự án.
Để Lâm viên vừa mang lại giá trị cho cộng đồng, phát triển hài hòa và bền vững. Tránh để Lâm viên trở thành một khu đất hoang giữa lòng thành phố phát triển.
Nơi cư dân nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa dân gian bởi Khu vực Lâm viên hiện nay sẽ là trung tâm mới khi thành phố phát triển. Nơi mà du khách có thể tận hưởng Phong vị đặc trưng Daklak
Để đảm bảo tính tự nhiên của Lâm viên, Không xây dựng các công trình trong phạm vi Lâm viên, các vật thể kiến trúc ở đây chỉ là các công trình nghệ thuật. Các công trình dịch vụ được làm dưới dạng các kiot kết cấu thép, không có nền móng, có thể di chuyển được.
Giảm thiểu nhất các tác động của dự án lên các dự án hiện hữu, lên các hiện trạng đang có trong khu vực.
Thiết kế sơ bộ Lâm viên
Tường rào kết hợp phù điêu
Giới hạn phần bảo tồn và phần tôn tạo Lâm viên là hàng rào được xây bằng tường đặc. Trên đó phủ kín phù điêu mô tả quá trình hình thành và phát triển cũng như quá trình đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của đồng bào các dân tộc Daklak.
Trên bức tranh cũng được thể hiện các sử thi như Đam San, Xing Nhã, Dam Di, Khinh Dú, Đăm Tiông, Đăm Trao, Đăm Rao... của dân tộc Ê Đê và sử thi Đẻ Tiăng, Bông - Rong và Tiăng, Ndu thăm Tiăng, Nước lụt, đánh cá hồ Lau Lách, Tiăng bán tượng rỗ... của dân tộc M'nông cùng các sử thi nổi tiếng của nhiều dân tộc khác đang sinh sống ở Daklak như sử thi Mo Mường, sử thi của người Thái.
Bức phù điêu này có chiều cao 2.5m, chiều dài tổng thể 1576m. Bắt đầu từ góc đường Giải Phóng – Hà Huy Tập, vòng qua đường Tôn Đức Thắng kéo dài, kết thúc bức tranh là góc đường Hà Huy Tập – Phạm Hùng, bức tranh mô tả từ trái qua phải các nội dung theo thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại.
Có một lối đi bộ dọc theo suốt tường phù điêu để người tham quan có thể xem được hết nội dung của tranh. Lối đi bộ cách bức tranh khoảng 8m. Trong phạm vi 8m này là một kênh nước có chiều sâu nhỏ (khoảng 50cm) để người bộ dạo không chạm vào bức tranh, để bảo vệ bức tranh không bị tô vẽ, hư hại. Mặt khác, bức phù điêu được soi bóng xuống mặt nước sẽ tăng hiệu quả thẩm mỹ.
Tại các vị trí lối đi bộ xuyên qua các không gian chức năng, đường dạo này sẽ lẫn vào các chức năng như sân chơi cát hay thế giới cà phê.
Khu công viên đường dạo
Khu Công viên đường dạo bao gồm các đường dạo, ghế đá, tượng đài, phù điêu. Tại đây mọi người có thể chụp ảnh, ngồi chơi, đạp xe đạp, đọc sách dưới bóng cây...
Phố đi bộ được lát bằng các tảng đá tự nhiên ghép lại với nhau.
Các tượng đài kích thước lớn được đặt trên các bệ cao, có thể được nhìn thấy từ xa. Các vị trí đặt tượng đài đều là vị trí kết thúc các tuyến đường tương ứng. Tạo cho các tượng đài có tầm nhìn từ rất xa, là điểm kết thúc các tuyến đường Nay Phao, Lê Trọng Tấn, Kim Đồng, Lý Chính Thắng, và đường ranh giới giữa Trung cấp Đam San và Trung cấp Luật.
Hình tượng các tượng đài dự kiến là nhân vật trong các huyền thoại Tây Nguyên, các Anh hùng dân tộc Tây Nguyên, Các hình tượng đặc thù của miền đất Tây Nguyên như Voi, Cồng Chiêng, Tượng nhà mồ. Chất liệu tượng đài là bê tông sơn nhũ đồng để đảm bảo tính bền vững đồng thời đạt hiệu quả kinh tế.
Các phù điêu nhỏ được làm bằng gỗ theo phong cách dân gian do các nhà điêu khắc trẻ thực hiện; Mục đích là thổi hồn thời đại vào các giá trị điêu khắc truyền thống.
Các phù điêu được tái hiện các hình tượng đồ gốm của người Ê-đê Bih, các loại hoa văn trên gùi, đồ dệt thổ cẩm của người Ê-đê, M’Nông... và điêu khắc cầu thang, các trụ cột, xà nhà sàn, ghế Kpan của người Êđê.
Khu Thế giới tuổi thơ
Tại các vị trí gốc cây, sẽ xây bồn bảo vệ nổi lên. Tại các vị trí còn lại được rải cát với bề dày khoảng 20cm để làm nền cho không gian vui chơi tuổi thơ. Trong không gian này, thanh thiếu niên có thể tham gia các trò chơi tập thể như đu quay, bập bênh, cầu trượt,...
Khu Trò chơi dân gian
Tổ chức các trò chơi truypền thống, bao gồm cả trò chơi cổ truyền lẫn hiện đại, trò chơi của các dân tộc Tây nguyên cũng như của cả nước, như kéo co, đi chân rết, thổi bong bóng, đạp bong bóng, ô ăn quan, tái hiện lại các trận đánh, các câu chuyện trong sử thi truyền thuyết.
Khu vực trò chơi dân gian được chia thành các ô lưới vuông góc, trại trung tâm ô lưới là nơi diễn ra trò chơi. Tại biên ô lưới là nơi người đứng xem và cổ vũ. Nền của khu vực trồng cỏ tre để dễ dàng phù hợp với nhiều hoạt động. Điêu khắc và Cây thân gỗ cao sẽ được trồng tại các vị trí phân bố để tạo bóng mát cho sân phía dưới.
Trong khu trò chơi dân gian sẽ tổ chức các kiot di động bán đồ ăn uống, đồ lưu niệm, phục vụ cho những người tham gia.
Khu Quảng trường Lâm Viên
Là khu vực trung tâm của phần chỉnh trang Lâm viên mới, khu này có chiều sâu lùi vào từ đường 100m, chiều rộng 200m. Chính giữa có một biểu tượng Chiêng đồng rất lớn, đặc sắc để thu hút tầm nhìn từ xa. Trong quảng trường bố trí các cây xanh, mặt nước, đường dạo, ghế đá băng dài, nhằm đa dạng hóa không gian, tạo cảnh quan đẹp để thu hút làm điểm trung tâm. Các lễ hội nhỏ, các hoạt động quy mô vừa phải có thể tổ chức tại đây. Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ngoài trời như lễ phát động phong trào, điểm tập kết trước các chuyến đi,...
Trong ngày thường thì khu vực quảng trường này đóng vai trò như một phần của công viên. Có 3 tượng đài lớn bố trí cân xứng phía gần bức tường phù điêu, có 1 hồ nước rộng, và các hệ thống hồ phun nước nhỏ sẽ phun nước vào các ngày lễ. Hồ nước lát cuội sỏi tròn làm biên hồ. Các thảm cỏ được trồng đan xen nhau để tạo ra sự đa dạng về cảnh quan.
Khu Thế giới Cà phê
Nơi các thương hiệu cà phê của Buôn Ma Thuột hội tụ. Ở đây sẽ bố trí các bàn uống cà phê, các ghế ngồi, bàn pha chế. Cà phê sẽ được cấp miễn phí (toàn thời gian hoặc theo những thời điểm nhất định) để khách tham quan có thể đến để uống. Mục đích là tạo nên sự sôi động của không gian này.
Khu Lễ hội dân gian
Các lễ hội dân gian sẽ được tái hiện trong khu Lễ hội dân gian phía dưới biểu tượng hình vòm. Biểu tượng hình bán nguyệt vừa là biểu tượng vừa là kết cấu để treo móc các vật thể khi biểu diễn hoặc để dựng các mái nhẹ khi cần.
Phía dưới biểu tượng bán nguyện là một sân khấu hình tròn, nơi biểu diễn các lễ hội. Các nghệ nhân sẽ biểu diễn trên sân khấu ở giữa, khán giả sẽ đứng xung quanh để xem.
Khu lễ hội dân gian tái hiện các lễ hội và nghi lễ dân gian như. Ví dụ Các nghi lễ nông nghiệp: Lễ cúng mùa rẫy mới, mừng năm mới; Lễ mừng lúa mới; Lễ trỉa lúa; Lễ ăn cơm mới; Lễ cầu mưa; Lễ cúng bến nước; Lễ đóng cửa kho lúa; và Các lễ hội liên quan đến cộng đồng như: Lễ đâm trâu; Lễ hội đua voi; Lễ hội cồng chiêng; Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột; Lễ bỏ mả;
Khu Âm nhạc dân gian
Trong khu Âm nhạc dân gian có các khung nhà, cách điệu các kết cấu nhà của các dân tộc Tây Nguyên. Tại đây sẽ tổ chức các hoạt động Âm nhạc dân gian như hát khan, đing buôt, Đing năm (thường được dùng để thổi theo điệu hát Ei- rei, trong các lễ hội như: lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa...), sáo, trống...
Khu Văn hóa Cồng Chiêng
Các cột biểu tượng cao lớn mang hình tượng điêu khắc thô mộc, tạo ra trọng tâm cho các hoạt động. Mỗi nhóm lễ hội cồng chiêng hay hoạt động sẽ được tổ chức phía dưới cột. Kích thước cột lớn tạo ra điểm hút, trang trọng cho các hoạt động bên dưới cột.
Bên cạnh các lễ hội cồng chiêng, trong khu Văn hóa Cồng Chiêng còn có các hoạt động khác như trưng bày, gia công chế tác, chỉnh chiêng. Các nghệ nhân chỉnh cồng chiêng sẽ thực hiện việc chỉnh các cồng chiêng cho đúng. Các cồng và chiêng sẽ được trưng bày trong khu này và có thể bán như sản phẩm lưu niệm cho các khách du lịch. Du khách có thể quan sát được quá trình biến đổi từ một cái chiêng ban đầu thành một cái chiêng đã được chỉnh âm, góp âm vào bộ chiêng như thế nào, hiểu được giá trị mà các nghệ nhân Tây Nguyên đã thổi hồn vào các bộ cồng chiêng.
Có một tủ trưng bày được làm bằng đá, lưu giữ các hình ảnh và hiện vật để thể hiện quá trình gia công chế tác cồng chiêng, các hình thức tổ chức lễ hội cồng chiêng để du khách và nhân dân hình dung được sự đặc sắc trong lễ hội cồng chiêng. Phần trưng bài sẽ hội tụ đủ các dàn chiêng K'nah (Ê Đê), Goong la, Goong pế, Goong lú (M'nông), Arap (Xê Đăng, Jrai) và các dàn chiêng Vân Kiều, Mường, Thái.
Hệ thống các tượng đài
Tượng đài được bố trí phân bố rải khắp khu Tôn tạo Lâm Viên. Mục đích của các tượng đài là tạo ra các điểm kết thúc cho các tuyến đường. Các tuyến đường hướng về Lâm viên luôn kết thúc bằng một tượng đài có giá trị nghệ thuật cao. Từ tất cả các tuyến đường đổ về Lâm viên, tuyến nào cũng nhìn thấy tượng đài và điêu khắc.
Mục đích là nhằm tôn thêm tầm quan trọng của khu vực Lâm viên, biến Lâm viên thành trung tâm cảnh quan mới của đô thị Buôn Ma Thuột.
Cây xanh trong vùng Tôn tạo
Các cây xanh trong vùng tôn tạo gồm hai phần là cây thân gỗ và cây bụi.
Các cây thân gỗ đều là các cây có tán cao, thân thẳng, tạo ra bóng mát, nhưng không chắn tầm nhìn của các không gian phía dưới. Ngoài ra, cây thân gỗ trong vùng tôn tạo được chọn các cây không có quả để không thu hút ruồi muỗi, không rụng lá theo mùa để giữ vệ sinh phía dưới giảm công sức chăm sóc và vệ sinh phần nền đất.
Các cây bụi trong vùng tôn tạo được bố trí phân tán theo cảnh quan. Các cây bụi được lựa chọn theo các tiêu chí về thẩm mỹ, không có gai, không úa lá, có các cây có tinh dầu để xua đuổi động vật và côn trùng có hại. Cây xua đuổi côn trùng như oải hương, cúc trắng,... cây xua đuổi rắn rết như lưỡi hổ, hoa ánh hồng,...
Khu hạ tầng dịch vụ
Được đặt gần phía quảng trường chính để tổ chức các chức năng vệ sinh công cộng, điều khiển chiếu sáng, điều khiển âm thanh thông báo công cộng, không gian kỹ thuật về điện nước. Khu dịch vụ đặt tại vị trí quảng trường thỏa mãn điều kiện: vị trí trung tâm dễ phục vụ, khuất tầm nhìn.
Phần chiếu sáng sử dụng các đèn chiếu sáng nằm ở mép vỉa hè sát với Lâm viên, ngoài ra sử dụng các đèn chôn ngầm trong đất để chiếu lên các tán cây, các đèn chiếu hắt lên các phù điêu, các đèn nằm dưới mặt nước để chiếu trong các dịp lễ hội khi nước được phun. Toàn bộ hệ thống điện được đi ngầm trong đất.
Hệ thống âm thanh có phần dây đi ngầm dưới đất, phần loa được đặt ẩn trong các hình tượng kiến trúc. Khi sử dụng nhạc nền hay thông báo công cộng thì tạo ra các âm thanh môi trường phân tán, dễ chịu.
Phải giữ được tính chất ban đầu của Lâm viên, là lá phổi xanh của thành phố. Tổng lượng cây xanh sau khi thực hiện dự án sẽ phải lớn hơn tổng lượng cây xanh trước khi thực hiện dự án.
Để Lâm viên vừa mang lại giá trị cho cộng đồng, phát triển hài hòa và bền vững. Tránh để Lâm viên trở thành một khu đất hoang giữa lòng thành phố phát triển.
Nơi cư dân nghỉ ngơi, giao lưu văn hóa, phát huy các giá trị văn hóa dân gian bởi Khu vực Lâm viên hiện nay sẽ là trung tâm mới khi thành phố phát triển. Nơi mà du khách có thể tận hưởng Phong vị đặc trưng Daklak
Để đảm bảo tính tự nhiên của Lâm viên, Không xây dựng các công trình trong phạm vi Lâm viên, các vật thể kiến trúc ở đây chỉ là các công trình nghệ thuật. Các công trình dịch vụ được làm dưới dạng các kiot kết cấu thép, không có nền móng, có thể di chuyển được.
Giảm thiểu nhất các tác động của dự án lên các dự án hiện hữu, lên các hiện trạng đang có trong khu vực.
Thiết kế sơ bộ Lâm viên
Tường rào kết hợp phù điêu
Giới hạn phần bảo tồn và phần tôn tạo Lâm viên là hàng rào được xây bằng tường đặc. Trên đó phủ kín phù điêu mô tả quá trình hình thành và phát triển cũng như quá trình đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm của đồng bào các dân tộc Daklak.
Trên bức tranh cũng được thể hiện các sử thi như Đam San, Xing Nhã, Dam Di, Khinh Dú, Đăm Tiông, Đăm Trao, Đăm Rao... của dân tộc Ê Đê và sử thi Đẻ Tiăng, Bông - Rong và Tiăng, Ndu thăm Tiăng, Nước lụt, đánh cá hồ Lau Lách, Tiăng bán tượng rỗ... của dân tộc M'nông cùng các sử thi nổi tiếng của nhiều dân tộc khác đang sinh sống ở Daklak như sử thi Mo Mường, sử thi của người Thái.
Bức phù điêu này có chiều cao 2.5m, chiều dài tổng thể 1576m. Bắt đầu từ góc đường Giải Phóng – Hà Huy Tập, vòng qua đường Tôn Đức Thắng kéo dài, kết thúc bức tranh là góc đường Hà Huy Tập – Phạm Hùng, bức tranh mô tả từ trái qua phải các nội dung theo thời gian từ quá khứ cho tới hiện tại.
Có một lối đi bộ dọc theo suốt tường phù điêu để người tham quan có thể xem được hết nội dung của tranh. Lối đi bộ cách bức tranh khoảng 8m. Trong phạm vi 8m này là một kênh nước có chiều sâu nhỏ (khoảng 50cm) để người bộ dạo không chạm vào bức tranh, để bảo vệ bức tranh không bị tô vẽ, hư hại. Mặt khác, bức phù điêu được soi bóng xuống mặt nước sẽ tăng hiệu quả thẩm mỹ.
Tại các vị trí lối đi bộ xuyên qua các không gian chức năng, đường dạo này sẽ lẫn vào các chức năng như sân chơi cát hay thế giới cà phê.
Khu công viên đường dạo
Khu Công viên đường dạo bao gồm các đường dạo, ghế đá, tượng đài, phù điêu. Tại đây mọi người có thể chụp ảnh, ngồi chơi, đạp xe đạp, đọc sách dưới bóng cây...
Phố đi bộ được lát bằng các tảng đá tự nhiên ghép lại với nhau.
Các tượng đài kích thước lớn được đặt trên các bệ cao, có thể được nhìn thấy từ xa. Các vị trí đặt tượng đài đều là vị trí kết thúc các tuyến đường tương ứng. Tạo cho các tượng đài có tầm nhìn từ rất xa, là điểm kết thúc các tuyến đường Nay Phao, Lê Trọng Tấn, Kim Đồng, Lý Chính Thắng, và đường ranh giới giữa Trung cấp Đam San và Trung cấp Luật.
Hình tượng các tượng đài dự kiến là nhân vật trong các huyền thoại Tây Nguyên, các Anh hùng dân tộc Tây Nguyên, Các hình tượng đặc thù của miền đất Tây Nguyên như Voi, Cồng Chiêng, Tượng nhà mồ. Chất liệu tượng đài là bê tông sơn nhũ đồng để đảm bảo tính bền vững đồng thời đạt hiệu quả kinh tế.
Các phù điêu nhỏ được làm bằng gỗ theo phong cách dân gian do các nhà điêu khắc trẻ thực hiện; Mục đích là thổi hồn thời đại vào các giá trị điêu khắc truyền thống.
Các phù điêu được tái hiện các hình tượng đồ gốm của người Ê-đê Bih, các loại hoa văn trên gùi, đồ dệt thổ cẩm của người Ê-đê, M’Nông... và điêu khắc cầu thang, các trụ cột, xà nhà sàn, ghế Kpan của người Êđê.
Khu Thế giới tuổi thơ
Tại các vị trí gốc cây, sẽ xây bồn bảo vệ nổi lên. Tại các vị trí còn lại được rải cát với bề dày khoảng 20cm để làm nền cho không gian vui chơi tuổi thơ. Trong không gian này, thanh thiếu niên có thể tham gia các trò chơi tập thể như đu quay, bập bênh, cầu trượt,...
Khu Trò chơi dân gian
Tổ chức các trò chơi truypền thống, bao gồm cả trò chơi cổ truyền lẫn hiện đại, trò chơi của các dân tộc Tây nguyên cũng như của cả nước, như kéo co, đi chân rết, thổi bong bóng, đạp bong bóng, ô ăn quan, tái hiện lại các trận đánh, các câu chuyện trong sử thi truyền thuyết.
Khu vực trò chơi dân gian được chia thành các ô lưới vuông góc, trại trung tâm ô lưới là nơi diễn ra trò chơi. Tại biên ô lưới là nơi người đứng xem và cổ vũ. Nền của khu vực trồng cỏ tre để dễ dàng phù hợp với nhiều hoạt động. Điêu khắc và Cây thân gỗ cao sẽ được trồng tại các vị trí phân bố để tạo bóng mát cho sân phía dưới.
Trong khu trò chơi dân gian sẽ tổ chức các kiot di động bán đồ ăn uống, đồ lưu niệm, phục vụ cho những người tham gia.
Khu Quảng trường Lâm Viên
Là khu vực trung tâm của phần chỉnh trang Lâm viên mới, khu này có chiều sâu lùi vào từ đường 100m, chiều rộng 200m. Chính giữa có một biểu tượng Chiêng đồng rất lớn, đặc sắc để thu hút tầm nhìn từ xa. Trong quảng trường bố trí các cây xanh, mặt nước, đường dạo, ghế đá băng dài, nhằm đa dạng hóa không gian, tạo cảnh quan đẹp để thu hút làm điểm trung tâm. Các lễ hội nhỏ, các hoạt động quy mô vừa phải có thể tổ chức tại đây. Ngoài ra có thể tổ chức các hoạt động ngoài trời như lễ phát động phong trào, điểm tập kết trước các chuyến đi,...
Trong ngày thường thì khu vực quảng trường này đóng vai trò như một phần của công viên. Có 3 tượng đài lớn bố trí cân xứng phía gần bức tường phù điêu, có 1 hồ nước rộng, và các hệ thống hồ phun nước nhỏ sẽ phun nước vào các ngày lễ. Hồ nước lát cuội sỏi tròn làm biên hồ. Các thảm cỏ được trồng đan xen nhau để tạo ra sự đa dạng về cảnh quan.
Khu Thế giới Cà phê
Nơi các thương hiệu cà phê của Buôn Ma Thuột hội tụ. Ở đây sẽ bố trí các bàn uống cà phê, các ghế ngồi, bàn pha chế. Cà phê sẽ được cấp miễn phí (toàn thời gian hoặc theo những thời điểm nhất định) để khách tham quan có thể đến để uống. Mục đích là tạo nên sự sôi động của không gian này.
Khu Lễ hội dân gian
Các lễ hội dân gian sẽ được tái hiện trong khu Lễ hội dân gian phía dưới biểu tượng hình vòm. Biểu tượng hình bán nguyệt vừa là biểu tượng vừa là kết cấu để treo móc các vật thể khi biểu diễn hoặc để dựng các mái nhẹ khi cần.
Phía dưới biểu tượng bán nguyện là một sân khấu hình tròn, nơi biểu diễn các lễ hội. Các nghệ nhân sẽ biểu diễn trên sân khấu ở giữa, khán giả sẽ đứng xung quanh để xem.
Khu lễ hội dân gian tái hiện các lễ hội và nghi lễ dân gian như. Ví dụ Các nghi lễ nông nghiệp: Lễ cúng mùa rẫy mới, mừng năm mới; Lễ mừng lúa mới; Lễ trỉa lúa; Lễ ăn cơm mới; Lễ cầu mưa; Lễ cúng bến nước; Lễ đóng cửa kho lúa; và Các lễ hội liên quan đến cộng đồng như: Lễ đâm trâu; Lễ hội đua voi; Lễ hội cồng chiêng; Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột; Lễ bỏ mả;
Khu Âm nhạc dân gian
Trong khu Âm nhạc dân gian có các khung nhà, cách điệu các kết cấu nhà của các dân tộc Tây Nguyên. Tại đây sẽ tổ chức các hoạt động Âm nhạc dân gian như hát khan, đing buôt, Đing năm (thường được dùng để thổi theo điệu hát Ei- rei, trong các lễ hội như: lễ mừng lúa mới, lễ cầu mưa...), sáo, trống...
Khu Văn hóa Cồng Chiêng
Các cột biểu tượng cao lớn mang hình tượng điêu khắc thô mộc, tạo ra trọng tâm cho các hoạt động. Mỗi nhóm lễ hội cồng chiêng hay hoạt động sẽ được tổ chức phía dưới cột. Kích thước cột lớn tạo ra điểm hút, trang trọng cho các hoạt động bên dưới cột.
Bên cạnh các lễ hội cồng chiêng, trong khu Văn hóa Cồng Chiêng còn có các hoạt động khác như trưng bày, gia công chế tác, chỉnh chiêng. Các nghệ nhân chỉnh cồng chiêng sẽ thực hiện việc chỉnh các cồng chiêng cho đúng. Các cồng và chiêng sẽ được trưng bày trong khu này và có thể bán như sản phẩm lưu niệm cho các khách du lịch. Du khách có thể quan sát được quá trình biến đổi từ một cái chiêng ban đầu thành một cái chiêng đã được chỉnh âm, góp âm vào bộ chiêng như thế nào, hiểu được giá trị mà các nghệ nhân Tây Nguyên đã thổi hồn vào các bộ cồng chiêng.
Có một tủ trưng bày được làm bằng đá, lưu giữ các hình ảnh và hiện vật để thể hiện quá trình gia công chế tác cồng chiêng, các hình thức tổ chức lễ hội cồng chiêng để du khách và nhân dân hình dung được sự đặc sắc trong lễ hội cồng chiêng. Phần trưng bài sẽ hội tụ đủ các dàn chiêng K'nah (Ê Đê), Goong la, Goong pế, Goong lú (M'nông), Arap (Xê Đăng, Jrai) và các dàn chiêng Vân Kiều, Mường, Thái.
Hệ thống các tượng đài
Tượng đài được bố trí phân bố rải khắp khu Tôn tạo Lâm Viên. Mục đích của các tượng đài là tạo ra các điểm kết thúc cho các tuyến đường. Các tuyến đường hướng về Lâm viên luôn kết thúc bằng một tượng đài có giá trị nghệ thuật cao. Từ tất cả các tuyến đường đổ về Lâm viên, tuyến nào cũng nhìn thấy tượng đài và điêu khắc.
Mục đích là nhằm tôn thêm tầm quan trọng của khu vực Lâm viên, biến Lâm viên thành trung tâm cảnh quan mới của đô thị Buôn Ma Thuột.
Cây xanh trong vùng Tôn tạo
Các cây xanh trong vùng tôn tạo gồm hai phần là cây thân gỗ và cây bụi.
Các cây thân gỗ đều là các cây có tán cao, thân thẳng, tạo ra bóng mát, nhưng không chắn tầm nhìn của các không gian phía dưới. Ngoài ra, cây thân gỗ trong vùng tôn tạo được chọn các cây không có quả để không thu hút ruồi muỗi, không rụng lá theo mùa để giữ vệ sinh phía dưới giảm công sức chăm sóc và vệ sinh phần nền đất.
Các cây bụi trong vùng tôn tạo được bố trí phân tán theo cảnh quan. Các cây bụi được lựa chọn theo các tiêu chí về thẩm mỹ, không có gai, không úa lá, có các cây có tinh dầu để xua đuổi động vật và côn trùng có hại. Cây xua đuổi côn trùng như oải hương, cúc trắng,... cây xua đuổi rắn rết như lưỡi hổ, hoa ánh hồng,...
Khu hạ tầng dịch vụ
Được đặt gần phía quảng trường chính để tổ chức các chức năng vệ sinh công cộng, điều khiển chiếu sáng, điều khiển âm thanh thông báo công cộng, không gian kỹ thuật về điện nước. Khu dịch vụ đặt tại vị trí quảng trường thỏa mãn điều kiện: vị trí trung tâm dễ phục vụ, khuất tầm nhìn.
Phần chiếu sáng sử dụng các đèn chiếu sáng nằm ở mép vỉa hè sát với Lâm viên, ngoài ra sử dụng các đèn chôn ngầm trong đất để chiếu lên các tán cây, các đèn chiếu hắt lên các phù điêu, các đèn nằm dưới mặt nước để chiếu trong các dịp lễ hội khi nước được phun. Toàn bộ hệ thống điện được đi ngầm trong đất.
Hệ thống âm thanh có phần dây đi ngầm dưới đất, phần loa được đặt ẩn trong các hình tượng kiến trúc. Khi sử dụng nhạc nền hay thông báo công cộng thì tạo ra các âm thanh môi trường phân tán, dễ chịu.