Nhà Thờ họ 2039
Trục thần đạo
Để tạo thế linh thiêng kính cẩn cho quần thể, các hạng mục được bố trí đăng đối hai bên một trục để tạo ra trục thần đạo cho quần thể. Các hạng mục vì thế tạo ra lớp lang cho quần thể tăng dần sự nghiêm trang cho nhà Từ đường.
Bắt đầu của trục thần đạo là Cổng chính. Tiếp sau là một cuốn thư đá nhằm chặn khí xấu. Sau cuốn thư là hồ bán nguyệt tạo phong thủy. Tiếp đến là sân hành lễ, hai bên sân hành lễ là nhà Bia và nhà Lễ. Tiếp đến là lư hương chính. Rồi nhà Hạ điện dành cho hành lễ và nhà Thượng điện dành cho thờ phụng.
Các thành tố phong thủy
Theo lý thuyết của Phương Đông cổ đại, tứ tượng là 4 thánh thú trong các chòm sao cổ đại gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Về địa hình: Thanh Long là dòng nước chảy màu xanh; Bạch Hổ là con đường màu trắng; Chu Tước là đất bằng phẳng; Huyền Vũ là đồi gò cao. Một lô đất tốt là lô đất có: Tả Thanh Long (Bên trái là Rồng xanh), Hữu Bạch Hổ (Bên phải là Hổ trắng), Tiền Chu Tước (Phía trước là Chim Sẻ đỏ), Hậu Huyền Vũ (Phía sau là Rùa đen).
Vì vậy, trong bố trí tổng thể của công trình, Phía bên trái là tiểu cảnh nước uốn lượn để tạo thế Thanh Long, phía bên phải là đường dạo uốn lượn để tạo thế Bạch Hổ, Phía trước là sân bằng phẳng tạo thế Chu Tước, phía sau được đắp gò đất và đá cao để tạo thế Huyền Vũ.
Tạo thế đất ôm nhà
Kiến trúc các công trình tín ngưỡng, tôn giáo xưa thường áp dụng là “Đất ôm nhà”, tức là ba mặt của khu đất là các công trình quây kín. Mặt chính của công trình mở ra để đón lối đi vào sân rộng ở giữa.
Để tạo thế đất ôm nhà, một sân rộng được tổ chức ở trung tâm quần thể, tứ phía là các công trình có mái cao để tạo ra hình thế này. Đứng ở trung tâm của sân, bốn bề là công trình và tường rào, không phóng được tầm nhìn ra khỏi khu đất, sẽ tạo nên không gian đóng kín để tạo vẻ thâm nghiêm.
Kích thước lỗ ban
Kích thước lỗ ban được sử dụng trong công trình này theo cả 3 thước là thước 52.2cm, 42.9cm và 38.8cm. Sử dụng thước 52.2cm cho các khoảng thông thủy (lọt sáng) như kích thước cửa, kích thước trần...; Sử dụng thước 42.9cm cho các kích thước phần xây dựng lồi, như bậc thang, cột, bệ,...; Sử dụng thước 38.8cm cho các kích thước của bàn thờ, tủ thờ.
Cao độ các công trình
Cao độ nền và mái của nhà Từ đường đã được xác định. Cao độ nền và mái của các nhà khác cần phải thấp hơn cao độ của nhà từ đường.
Vật liệu mái
Mái của công trình lợp bằng ngói mũi hài dáng cổ bằng đất nung. Các cấu kiện đặt trên mái ở nóc được bố trí mặt nguyệt – rồng và kim nóc, guột đao. Mái hoàn thiện có màu đỏ. Nhà Hạ Điện Mái dốc 4 mái, nhà Thượng Điện dốc 2 mái, độ dốc mái giống nhau trên tất cả các mặt mái, độ dốc mái khoảng 56%.
Kết cấu bê tông, móng
Bê tông mác 100 sử dụng đá 4x6 cho bê tông và bê tông móng, bê tông mác 250 đá 1x2 cho bê tông giằng móng, giằng tường. Loại cốt thép sử dụng là loại CII,CIII. Kích thước điển hình các cấu kiện giằng móng 220x400mm. Móng bằng xây đá hộc, cấp dưới 800x600mm cấp trên 400x550mm.
Thoát nước mưa
Sê nô đặt giữa hai nhà Hạ Điện, Thượng Điện và mái sau của nhà Thượng Điện. Vật liệu sê nô làm từ inox 304 dày 0.7mm trở lên. Thanh đỡ sử dụng thép dẹt mã kẽm, khoảng cách thanh đỡ 500mm có một cái. Thoát nước mặt sân lễ, sân vươn xung quanh nhà được gom về bể nước ngầm với cơ chế tự ngấm vào đất.
Cấp nước
Nước sạch được lấy từ nước mưa từ sê nô thu nước giữa hai nhà Hạ Điện, Thượng Điện và mái sau của nhà Thượng Điện. Bể nước mưa được đặt nổi, đối xứng với nhà bếp qua nhà Thượng Điện. Trước khi lấy nước sạch thì loại bỏ 0.5m3 nước bẩn ở đâu. Nguyên lý hoạt động của bể nước mưa như sau: Bể nhỏ với dung tích 0.5m3 đầy nước thì nước sẽ được chuyển sang bể lớn khoảng 3m3. Sau khi bể lớn đây nước thì hệ thống sẽ tự động xả nước bẩn ở bể nhỏ ra ngoài. Sau khi bể nước lớn vơi nước thì hệ thống sẽ đóng van xả cho bể nước nhỏ. Ống cấp nước từ bể nước nổi đến chậu rửa và vòi rửa sân gia công chạy phía sau nhà Thương Điện. Ống cấp cho tiểu cảnh.
Để tạo thế linh thiêng kính cẩn cho quần thể, các hạng mục được bố trí đăng đối hai bên một trục để tạo ra trục thần đạo cho quần thể. Các hạng mục vì thế tạo ra lớp lang cho quần thể tăng dần sự nghiêm trang cho nhà Từ đường.
Bắt đầu của trục thần đạo là Cổng chính. Tiếp sau là một cuốn thư đá nhằm chặn khí xấu. Sau cuốn thư là hồ bán nguyệt tạo phong thủy. Tiếp đến là sân hành lễ, hai bên sân hành lễ là nhà Bia và nhà Lễ. Tiếp đến là lư hương chính. Rồi nhà Hạ điện dành cho hành lễ và nhà Thượng điện dành cho thờ phụng.
Các thành tố phong thủy
Theo lý thuyết của Phương Đông cổ đại, tứ tượng là 4 thánh thú trong các chòm sao cổ đại gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Về địa hình: Thanh Long là dòng nước chảy màu xanh; Bạch Hổ là con đường màu trắng; Chu Tước là đất bằng phẳng; Huyền Vũ là đồi gò cao. Một lô đất tốt là lô đất có: Tả Thanh Long (Bên trái là Rồng xanh), Hữu Bạch Hổ (Bên phải là Hổ trắng), Tiền Chu Tước (Phía trước là Chim Sẻ đỏ), Hậu Huyền Vũ (Phía sau là Rùa đen).
Vì vậy, trong bố trí tổng thể của công trình, Phía bên trái là tiểu cảnh nước uốn lượn để tạo thế Thanh Long, phía bên phải là đường dạo uốn lượn để tạo thế Bạch Hổ, Phía trước là sân bằng phẳng tạo thế Chu Tước, phía sau được đắp gò đất và đá cao để tạo thế Huyền Vũ.
Tạo thế đất ôm nhà
Kiến trúc các công trình tín ngưỡng, tôn giáo xưa thường áp dụng là “Đất ôm nhà”, tức là ba mặt của khu đất là các công trình quây kín. Mặt chính của công trình mở ra để đón lối đi vào sân rộng ở giữa.
Để tạo thế đất ôm nhà, một sân rộng được tổ chức ở trung tâm quần thể, tứ phía là các công trình có mái cao để tạo ra hình thế này. Đứng ở trung tâm của sân, bốn bề là công trình và tường rào, không phóng được tầm nhìn ra khỏi khu đất, sẽ tạo nên không gian đóng kín để tạo vẻ thâm nghiêm.
Kích thước lỗ ban
Kích thước lỗ ban được sử dụng trong công trình này theo cả 3 thước là thước 52.2cm, 42.9cm và 38.8cm. Sử dụng thước 52.2cm cho các khoảng thông thủy (lọt sáng) như kích thước cửa, kích thước trần...; Sử dụng thước 42.9cm cho các kích thước phần xây dựng lồi, như bậc thang, cột, bệ,...; Sử dụng thước 38.8cm cho các kích thước của bàn thờ, tủ thờ.
Cao độ các công trình
Cao độ nền và mái của nhà Từ đường đã được xác định. Cao độ nền và mái của các nhà khác cần phải thấp hơn cao độ của nhà từ đường.
Vật liệu mái
Mái của công trình lợp bằng ngói mũi hài dáng cổ bằng đất nung. Các cấu kiện đặt trên mái ở nóc được bố trí mặt nguyệt – rồng và kim nóc, guột đao. Mái hoàn thiện có màu đỏ. Nhà Hạ Điện Mái dốc 4 mái, nhà Thượng Điện dốc 2 mái, độ dốc mái giống nhau trên tất cả các mặt mái, độ dốc mái khoảng 56%.
Kết cấu bê tông, móng
Bê tông mác 100 sử dụng đá 4x6 cho bê tông và bê tông móng, bê tông mác 250 đá 1x2 cho bê tông giằng móng, giằng tường. Loại cốt thép sử dụng là loại CII,CIII. Kích thước điển hình các cấu kiện giằng móng 220x400mm. Móng bằng xây đá hộc, cấp dưới 800x600mm cấp trên 400x550mm.
Thoát nước mưa
Sê nô đặt giữa hai nhà Hạ Điện, Thượng Điện và mái sau của nhà Thượng Điện. Vật liệu sê nô làm từ inox 304 dày 0.7mm trở lên. Thanh đỡ sử dụng thép dẹt mã kẽm, khoảng cách thanh đỡ 500mm có một cái. Thoát nước mặt sân lễ, sân vươn xung quanh nhà được gom về bể nước ngầm với cơ chế tự ngấm vào đất.
Cấp nước
Nước sạch được lấy từ nước mưa từ sê nô thu nước giữa hai nhà Hạ Điện, Thượng Điện và mái sau của nhà Thượng Điện. Bể nước mưa được đặt nổi, đối xứng với nhà bếp qua nhà Thượng Điện. Trước khi lấy nước sạch thì loại bỏ 0.5m3 nước bẩn ở đâu. Nguyên lý hoạt động của bể nước mưa như sau: Bể nhỏ với dung tích 0.5m3 đầy nước thì nước sẽ được chuyển sang bể lớn khoảng 3m3. Sau khi bể lớn đây nước thì hệ thống sẽ tự động xả nước bẩn ở bể nhỏ ra ngoài. Sau khi bể nước lớn vơi nước thì hệ thống sẽ đóng van xả cho bể nước nhỏ. Ống cấp nước từ bể nước nổi đến chậu rửa và vòi rửa sân gia công chạy phía sau nhà Thương Điện. Ống cấp cho tiểu cảnh.